Chế độ dinh dưỡng dư thừa kết hợp với lối sống ít vận động, lười thể dục- thể thao khiến bệnh thừa cân- béo phì ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Cụm từ “thừa cân- béo phì” hay được gói tắt cùng nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là 1. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ thế nào được coi là thừa cân và thế nào là béo phì? Đọc bài viết dưới đây để cùng Sonadetox tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Định nghĩa cụ thể của thừa cân và béo phì

  • Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. 
  • Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, xương khớp và huyết áp cao. 

-> Béo phì và thừa cân là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên chúng đều mang ý nghĩa là lượng mỡ trong cơ thể đang mượt quá mức cho phép. Cả hai đều được sử dụng để xác định những người có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe do cơ thể quá nặng nề. “Béo phì” chỉ mức độ dư mỡ nhiều hơn, được phân loại cao hơn so với “thừa cân”. 

thừa cân, béo phì

Béo phì và thừa cân là 2 khái niệm khác nhau

Làm thế nào để xác định đang thừa cân hay béo phì?

Để đánh giá cơ thể một người liệu đang thừa cân hay đã béo phì thì không đơn giản dựa vào ngoại hình hơi mập mạp để xác định được. Trong y học luôn cần những điều cụ thể và rõ ràng, do đó có nhiều công cụ đo lường lượng mỡ trong cơ thể được dùng để xác định bạn có thừa cân hay béo phì không? 

Có thể kể tới một vài phương pháp như đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc các loại cân đặc biệt để đo tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể,… Trong đó một phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là BMI. BMI là tên viết tắt của Body Mass Index – chỉ số khối cơ thể. Đây là một cách nhanh chóng và đơn giản để giúp xác định những người thừa cân hoặc béo phì. Dưới đây là công thức tính BMI và bảng chỉ số cơ thể:

thừa cân, béo phì

Công thức tình chỉ số BMI và bảng chỉ số khối cơ thể

Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), dùng chỉ số BMI làm thước đo để xác định béo phì không phải lúc nào cũng đúng. Do cân nặng của con người bao gồm cả cơ và mỡ, nên một số người có chỉ số BMI cao nhưng tỷ lệ mỡ lại thấp (như vận động viên, cầu thủ bóng đá, người tập thể hình…) thì không được coi là béo phì. Ngược lại, nhiều người có BMI thấp nhưng tỷ lệ mỡ lại cao, tập trung ở các vùng bụng, ngực đối với nam và eo, mông, đùi đối với nữ thì vẫn bị xem là béo phì. Vì vậy, thước đo chính xác hơn để xác định người đó có bị béo phì hay không là xác định lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, nếu lượng mỡ đó vượt quá 30% (nữ) hoặc 25% (nam) so với trọng lượng cơ thể thì được coi là béo phì. Với người có BMI bình thường nhưng tỷ lệ mỡ trong cơ thể lại vượt mức an toàn thì vẫn được xem là béo phì và dạng này được xem là béo phì thể ẩn (normal weight obesity – NWO).

Nguyên nhân gây thừa cân/ béo phì

Do mất cân bằng dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì hiện nay. Khi năng lượng tiêu thụ mà nhiều hơn năng lượng bạn tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tích lũy, dự trữ năng lượng và được chuyển thành mỡ tích lũy, lâu dần gây ra thừa cân, béo phì. 

thừa cân, béo phì

Năng lượng tích nhiều hơn năng lượng tiêu là một trong những nguyên nhân gây thừa cân/ béo phì

Hiểu đơn giản: Nhu cầu năng lượng hàng ngày của mỗi người luôn có sự thay đổi tùy vào thể trạng và các chỉ số cơ thể. Thông thường lượng calo trung bình cần nạp theo giới tính sẽ rơi vào khoảng 2000 calo cho phụ nữ và 2500 calo cho nam giới. Nếu bạn là nữ, một ngày, lượng Calo mà cơ thể bạn cần là 2000 nhưng bạn lại nạp tới 3000 thậm chí hơn và hơn rất nhiều. Tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến thừa cân và tệ hơn là béo phì theo từng cấp độ. 

Yếu tố di truyền 

Theo nghiên cứu, trong số trẻ em mắc bệnh béo phì, thì có đến 80% trong số chúng là có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha hoặc mẹ bị béo phì. Những người bị thừa cân béo phì do yếu tố di truyền có tốc độ trao đổi chất chậm chạp, khó cải thiện. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người béo phì có nguyên nhân do di truyền. 

Suy giáp 

Khi tuyến giáp hoạt động càng hiệu quả, thì sự trao đổi chất trong cơ thể càng cao. Tuy nhiên, nếu bị suy giáp tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone cần thiết cho cơ thể làm chậm quá trình trao đổi chất, chất béo không được đốt cháy tiêu thụ, lâu dần se gây tăng cân béo phì. 

Thiếu ngủ 

Theo nhiều nghiên cứu nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì lên đến 17%.

Nguyên nhân là do khi bạn không ngủ đủ giấc, lượng ghrelin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói, thèm đồ ăn có nhiều đường. Lâu dần sẽ dẫn đến sự thèm ăn mất kiểm soát, đây là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. 

béo phì, thừa cân

Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến thừa cân/ béo phì

Đối tượng dễ bị thừa cân/ béo phì

  • Những người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều đồ chiên, rán, ăn ít rau, uống nhiều đồ nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, trà sữa…
  • Những người tuổi trung niên, phụ nữ sau sinh, trong gia đình có nhiều người bị béo phì, dân cư đô thị. 
  • Người làm việc trong văn phòng ít vận động hoặc lười tập luyện và chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân của béo phì.
  • Người mắc rối loạn chuyển hóa, chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân chính sau: Thói quen ăn uống thừa chất, lười vận động, ăn ngủ ko khoa học; Cơ thể nhiễm độc từ môi trường; Lão hóa và tuổi già,…
  • Phụ nữ trải qua mang thai và sinh nở bổ sung quá nhiều đồ bổ, dinh dưỡng khiến cân nặng tăng chóng mặt. Sau sinh không thể về lại vóc dáng cũ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.